Xử lý nước thải là vấn đề lớn đặt ra ở các quốc gia trên toàn thế giới. Không chỉ xử lý nước thải ở những nhà máy, công trình xí nghiệp mà cần phải xử lý ở các gia định. Vậy nước thải được xử lý như thế nào để đạt tiêu chuẩn trước khi cho ra môi trường?
Xử lý nước thải tại các gia đình nông thôn
Hiện nay vấn đề xử lý nước thải tại các hộ gia đình chưa thực sự được quan tâm và có giải pháp cụ thể đến từng nơi. Sau đây là một số cách xử lý nước thải tại hộ gia đình được ứng dụng hiện nay:
Xử lý nước thải từ gia súc
Các gia đình xây dựng riêng hệ thống bể chứa nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm có thể sử dụng bể chứa biogas để xử lý chất thải tạo thành khí đốt.
Xử lý nước thải sinh hoạt
Với nước thải sinh hoạt chủ yếu là nước thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người, các hoạt động vệ sinh cá nhận, giặt quần áo có sử dụng nhiều hoá chất làm sạch. Với lượng nước thải này, bên cạnh việc xây bể chứa cần kết hợp nhiều phương pháp xử lý để có thể làm giảm thiểu lượng chất độc trong nước.
Các hộ gia đình có thể sử dụng các loại hoá chất giúp lắng đọng các tạp chất, ion kim loại nặng, trung hoà độ pH. Ngoài ra kết hợp trồng một số loại thực vật như bèo tây có khả năng hút các chất bẩn trong nước để sinh sống.
Xử lý nước thải tại các nhà máy
Tại các nhà máy xử lý nước thải có những quy trình rõ ràng để xử lý loại bỏ những chất độc hại ra khỏi nước, sau đó mới xả nguồn nước đạt tiêu chuẩn ra ngoài môi trường.
Bước 1: Chắn lớn bằng song chắn rác
Trong nước thải mà các nhà máy phải xử lý có lượng rác thải thô rất nhiều, vì vậy phải sử dụng song chắn rác để loại bỏ các rác thải lớn trong nước. Nước được cho vào một bể lớn tập chung, từ đó các rác thô sẽ được gạn lại và nước tiếp tục xử lý ở những bước sau.
Bước 2: Lắng cát trong nước
Bể lắng cát hay còn được gọi là bể thu gom. Sau khi nước thải được gạn hết những rác thải thô thì được tập chung tại bể thu gom này. Từ bể này, nước thải sẽ được bơm lên những hệ thống xử lý. Căn cứ theo mực nước mà các máy bơm sẽ tự động bơm nước lên các bể. Cát trong nước cũng được lắng đọng tại bể thu gom này.
Bước 3: Xử lý nước tại bể điều hoà
Nước từ bể thu gom sẽ được bơm lên bể điều hoà để xử lý. Đây là bể được xây âm dưới lòng đất. Bể điều hoà có nhiệm vụ điều hoà lượng nước thải chảy vào cùng với chất lượng nước. Trong bể có hai máy trộn chìm và 2 máy bơm chìm khuấy động lượng nước liên tục để điều hoà chất lượng nước thải.
Bước 4: Xử lý nước thải tại bể chứa bùn
Đây là bể có hình dạng như một cái phễu bên dưới có những thiết bị gom bùn. Nước thải vào trong bể sẽ được lọc bùn xuống dưới. Bùn trong nước thải sẽ được xử lý như ép bùn, kết hợp xử lý hóa chất tạo thành những bánh bùn lớn.
Bước 5: Bể tách dầu mỡ
Sau khi nước được xử lý bùn sẽ được chuyển sang bể tách dầu mỡ trong nước. Bể có hệ thống máy gạt dầu, máng gạt dầu sẽ tách lớp dầu mỡ nổi bên trên mặt nước và thu gom chúng trong bể chứa dầu.
Bên cạnh việc xử lý dầu mỡ, tại bể cũng xử lý độ pH của nước thải. Độ pH chủ yếu được điều chỉnh nằm trong khoảng 6,5 -7,5 với hai hợp chất là NaOH và HCl được bơm vào bể với định lượng riêng.
Bước 6: Bể khử trùng
Đây là nước cuối trong quá trình xử lý nước thải tại các nhà máy. Tại bể này nước sẽ được khử trùng bằng hoá chất chủ yếu là Clo. Sau khi khử trùng xong, nước đạt tiêu chuẩn mới có thể xả ra môi trường.
Như vậy chúng ta đã biết được nước thải được xử lý như thế nào. Theo dõi Toàn Á JSC để có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa.