Giá thể vi sinh MBBR là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến trong xử lý nước thải. Giá thể này hoạt động dựa trên ứng dụng sinh học để phân hủy chất thải trong nguồn nước. Từ đó, góp phần giúp cho nước thải trở nên trong sạch và đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trước khi đổ ra bên ngoài. Vậy giá thể vi sinh MBBR là gì? Những thông tin cần biết về giá thể này như thế nào? Mời các bạn cùng với chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về sản phẩm này.
Giá thể vi sinh MBBR là gì?
Giá thể vi sinh MBBR là viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor được dịch nghĩa là di chuyển lò phản ứng sinh học. Đây là loại vật liệu có hình tròn dạng viên xe. Bề mặt bên ngoài của chúng được thiết kế với rất nhiều các nếp nhăn để tăng tiết kiệm tiếp xúc của giá thể với các vi sinh. Từ đó, góp phần đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học so với các loại bùn thông thường.
Tiêu chuẩn kỹ thuật chung của các loại giá thể MBBR
- Vật liệu: Nhựa HDPE
- Nhiệt độ làm việc thích hợp: 05 - 50 độ C
- Diện tích bề mặt: 500 - 3500m2/m3
- 1m3 = 95 - 120kg
Giá thể vi sinh MBBR được làm từ chất liệu nhựa HDPE. Đây là loại nhựa có độ bền cơ học cực cao, khả năng chống ăn mòn tốt. tỷ trọng nhẹ hơn nước. Ngoài ra, kết hợp với hệ thống phối khí được đặt dưới đáy của bể MBBR, các giá thể có thể xoay chuyển, di động dễ dàng và phân bố khắp mọi nơi trong bể. Từ đó giúp cho quá trình xử lý nước thải trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
MBBR có diện tích tiếp xúc lớn hơn so với các vật liệu đệm thông thường khác. Ngoài ra, nhờ vào khả năng chịu tải trọng cao nên có thể tăng mật độ vi sinh lớn trên cùng một đơn vị thể tích. Nồng độ vi sinh hiếu khí, thiếu khí và sinh vật kỵ khí tăng lên sẽ thúc đẩy hiệu quả xử lý nước. Đồng thời, góp phần tiết kiệm diện tích hệ thống xử lý nước thải. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng công trình.
Chính vì lý do đó, giá thể vi sinh MBBR chính là lựa chọn được các nhà đầu tư và các công ty môi trường yêu thích, sử dụng nhiều trong xử lý nước thải hiện nay.
Nguyên tắc hoạt động và đặc điểm nổi bật của giá thể MBBR
Nguyên tắc hoạt động của giá thể vi sinh MBBR
Nguyên tắc hoạt động của giá thể vi sinh MBBR theo chu kỳ tuần hoàn lặp đi lặp lại nhiều lần để tăng hiệu quả xử lý nước thải.
Sau khoảng 15 ngày hoạt động, trên bề mặt của giá thể sẽ hình thành một lớp màng mỏng. Đây là nơi các vi sinh vật bám dính để thực hiện nhiệm vụ phân hủy chất thải để làm thức ăn. Từ đó, góp phần lọc các chất bẩn chứa trong nước thải, giúp nước thải trở nên sạch sẽ và đáp ứng tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.
Ban đầu, lớp màng vi sinh bám trên MBBR mỏng nên lượng khí oxi sẽ được phân phối đều cả bên trong và bên ngoài. Do đó, hoạt động hấp thụ chất bẩn vô cùng hiệu quả.
Sau một thời gian, lớp màng này dày lên. Vì vậy, khí oxi khuếch tán không đều khiến cho màng MBBR bị phân chia thành 3 chủng vi sinh là hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí. Khả năng phản ứng sinh học, phân hủy chất thải sẽ có sự chênh lệch, khác biệt.
Khi đã hoạt động được một thời gian dài, hệ thống sục khí trong bể sẽ tạo ra lực đẩy của dòng nước. Điều này làm cho lớp màng trên giá thể MBBR bị bóc ra thành bùn vi sinh. Chỉ còn 1 lớp màng mỏng bám lại và vòng tuần hoàn của vi sinh lại tiếp tục bắt đầu.
Những đặc điểm của giá thể vi sinh MBBR
- Thời gian thích nghi và tạo độ bám dính là 10 ngày. Vi sinh vật không bị chết hoặc thất thoát trong quá trình bám dính.
- Sau khi vi sinh phát triển ổn định, lượng bùn trôi sang bể lắng không cần thiết phải tuần hoàn trở lại mà có thể chuyển ngay sang sân phơi bùn hoặc máy ép bùn để xử lý.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về giá thể vi sinh MBBR. Hy vọng đã giúp cho các nhà đầu tư và đơn vị môi trường hiểu hơn về những thông tin cơ bản của loại giá thể này. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp thêm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0913 543 469 để được hỗ trợ bởi các chuyên gia môi trường.